Sự nghiệp Chu Hảo

Năm 1960 Chu Hảo được nhà nước cử sang Liên Xô học tập ở trường Đại học Bách khoa Kiev. Ông tốt nghiệp năm 1965 rồi ở lại trường làm tiếp Phó tiến sĩ. Thời gian sau ông làm việc tại Viện Nghiên cứu năng lượng nguyên tử Nga[4].

Về Việt Nam, ông tham gia xây dựng Viện Vật lý Việt Nam, tiền thân của Viện Khoa học Việt Nam.

Năm 1976-1979, ông giảng dạy tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Năm 1979 ông sang Pháp tu nghiệp, làm luận án tiến sĩ.

Năm 1983, Chu Hảo được phong Giáo sư.

Năm 1985, ông làm Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia. Ngoài ra, ông còn công tác tại các viện:

Năm 1995, ông giữ chức Chánh Văn phòng Chương trình quốc gia phát triển công nghệ thông tin.

Năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam kiêm Giám đốc dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Năm 2005 ông nghỉ hưu. Hiện nay ông là Giám đốc nhà xuất bản Tri Thức với hy vọng mang lại cho người Việt một tủ sách tinh hoa tri thức của thế giới.[4].

Từ năm 1996 đến nay, ông là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Pháp.

Ông cũng là thành viên của Viện nghiên cứu Phát triển từ năm 2002 cho đến khi viện này tự giải thể vào năm 2009 để phản đối quyết định số 97 của thủ tướng chính phủ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chu Hảo http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/1512... http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/kinh-nghiem/201... http://www.diendan.org/viet-nam/think-tank-cua-tri... http://beta.baodatviet.vn/khoa-hoc/quan-diem/xong-... http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/chong-tu-dien-bien/... http://laodong.com.vn/Lao-dong-cuoi-tuan/Cha-toi-k... http://www.giaoducvietnam.vn/Giao-duc-24h/Guong-gi... http://www.qdnd.vn/chinh-tri/cac-van-de/giu-gin-ph... http://www.tienphong.vn/xa-hoi/31343/Giao-su-Chu-H... http://vneconomy.vn/tong-bi-thu-ky-luat-mot-vai-ng...